Đọc thêm:
Khuyến mãi lắp mạng Wi-Fi cho công ty, đăng ký mạng Wi-Fi công ty doanh nghiệp
Đầu tiên là các thiết bị Modem, Router, Access Point,...chúng khác nhau như thế nào?
Đây là những thiết bị cấu thành hệ thống mạng Wi-Fi của chúng ta.
Modem có tác dụng gì?
Modem ( Modulator And Demodulator) là thiết bị dùng để mã hóa và giải mã tín hiệu số. Chức năng chính của modem là chuyển tín hiệu ADSL hoặc Cáp quang sang đường truyền Internet. Và thông thường một modem sẽ có các loại cổng sau:
- Cổng DSL hoặc là cổng quang: Cổng DSL có nhiệm vụ chuyển ADSL sang Internet, cổng này sử dụng hạt mạng loại RJ11 (đúng bằng kích thước của đầu dây điện thoại cố định). Còn nếu như bạn sử dụng Cáp quang thì sẽ là Cổng Quang (chuyển từ Fiber 1 lõi hoặc 2 lõi sang Internet)
- Cổng LAN (màu vàng): cổng này sẽ có tác dụng chia tín hiệu Internet cho các máy con sử dụng. Kích thước của cổng này sử dụng cho hạt mạng RJ45.
Router hoạt động như thế nào?
Router (bộ định tuyến) là thiết bị nhận tín hiệu Internet từ Modem hoặc từ Converter quang sau đó nó sẽ cấp phát đường truyền Internet cho các máy khác sử dụng. Có nghĩa là Router sẽ không tự chuyển tín hiệu ADSL hoặc Cáp quang thành Internet được mà nó sẽ phải thông qua một thiết bị trung gian đó là Modem.
Router cũng tương tự như AccessPoint nhưng nó được tích hợp thêm các bộ phận phần cứng để kết nối giữa các Network khác lại với nhau. Ngoài ra, Router còn có thể cấp phát địa chỉ IP cho các máy trong mạng.
Cách nhận biết và phân biệt Router với Modem rất đơn giản. Đó là Router chỉ có 2 loại cổng đó là WAN và LAN, còn modem thì sẽ có cổng DSL hoặc cổng quang.
AccessPoint (AP) là gì?
Hiểu đơn giản thì AccessPoint là thiết bị phát sóng Wi-Fi, có nghĩa nó sẽ lấy tín hiệu từ modem hay một Router nào đó, sau đó sẽ phát Wi-Fi cho các thiết bị khác. Thiết bị này chỉ có tác dụng nối tiếp mạng Wi-Fi chứ không thể cấp phát địa chỉ IP.
Cổng LAN và WAN khác nhau như thế nào?
- Cổng WAN: Cổng WAN sẽ tạo ra 1 lớp mạng riêng và khi bạn cấu hình để lấy tín hiệu Internet từ modem vào cổng WAN của Router thì lúc này cổng WAN sẽ cấp một dải địa chỉ IP theo Default Gateway của Router. Cụ thể như sau:
Trong phần Network LAN của trang cấu hình Router bạn cài đặt là 192.168.10.1 thì lúc này các thiết bị kết nối mạng đến Router này sẽ luôn có địa chỉ IPv4 ở dạng 192.168.10.xxx. Địa chỉ IP của Router này sẽ không trùng với lớp mạng của Modem
Lưu ý: Nếu bạn cấu hình để lấy tín hiệu Internet từ Modem vào cổng WAN của Router thì bạn phải bật chế độ DHCP của Router đó lên. Để nó có thể tự động cấp địa chỉ IP cho các thiết bị kết nối đến nó.
- Còn cổng LAN thì sao? Như đã nói ở trên, cổng LAN là cổng chia mạng, khi bạn cấu hình để lấy tín hiệu internet từ Modem vào cổng LAN thì trong phần cấu hình Router bạn phải tắt chế độ DHCP đi, điều này đồng nghĩa với việc Router của bạn sẽ trở thành một AccessPoint sử dụng chung lớp mạng với Modem, chứ nó không thể tạo ra một lớp mạng mới được. Trong trường hợp này nếu như bạn không tắt chế độ DHCP đi thì sẽ dẫn tới hiện tượng trùng địa chỉ IP, xung đột IP hoặc bị Limit,... và dẫn tới mất mạng internet.
Mỗi cổng này lại có những ưu và nhược điểm đó là:
+ Nếu bạn lấy tín hiệu internet từ Modem để cắm vào cổng WAN thì lúc này Router sẽ cấp phát 1 dải địa chỉ IP hoàn toàn mới (do khác lớp mạng với Modem) nên sẽ hiếm gặp tình trạng trùng IP. Thích hợp với các nơi công cộng, khách sạn,...
+ Ngược lại nếu như bạn lấy tín hiệu internet từ Modem để cắm vào cổng LAN thì đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị sẽ sử dụng chung một dải địa chỉ IP (do cùng lớp mạng với Modem). Bạn chỉ có thể Share dữ liệu hay còn gọi là chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN khi và chỉ khi các thiết bị cùng sử dụng chung một lớp mạng, còn khác lớp mạng thì không thể chia sẻ được.
Như vậy, nếu bạn thiết lập hệ thống mạng để sử dụng chung cho nhiều máy tính và các máy tính này có nhu cầu share dữ liệu cho nhau thì hãy cấu hình để cắm vào cổng LAN.
Lấy ví dụ về một cơ quan 4 tầng, bạn có 4 thiết bị mạng đó là 1 modem Wi-Fi (ở tầng 1) và 3 Router Wi-Fi (ở tầng 3). Bạn sẽ lắp thế nào để có một hệ thống mạng hợp lí nhất?
+ Cách 1:
- Bước 1: Sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của modem với cổng WAN của Router ở tầng 2. Bạn có thể thiết lập IP của Router ở tầng 2 là 192.168.2.1 và chế độ DHCP của Router ở tầng 2 này phải được bật.
- Bước 2: Tiếp theo sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của Router ở tầng 2 với cổng WAN của Router ở tầng 3. Bạn có thể thiết lập IP của Router tầng 3 là 192.168.3.1 và chế độ DHCP của Router ở tầng 3 phải được bật.
- Bước 3: Cuối cùng bạn sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của Router ở tầng 3 với cổng WAN của Router ở tầng 4. Bạn có thể thiết lập IP của Router ở tầng 4 là 192.168.4.1 và chế độ DHCP của Router tầng 4 phải được bật.
Nếu như có nhiều tầng hơn bạn vẫn có thể hoàn toàn tương tự như các bước trên.
+ Cách 2:
Với cách này bạn phải vào Modem để xem địa chỉ IP hiện tại là gì để xác định lớp mạng. Ví dụ như modem của bạn có địa chỉ IP là 192.168.1.1 thì bạn sẽ cấu hình cho hệ thống như bên dưới.
- Bước khởi động: Kiểm tra xem modem của bạn đã được bật chế độ DHCP chưa, thông thường nó sẽ được kích hoạt sẵn rồi.
- Bước 1: Sử dụng dây cáp mạng để kết nối cổng LAN của Modem Tầng 1 đến cổng LAN của Router tầng 2. Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP của Router Tầng 2 này là 192.168.1.22 và chế độ DHCP của Router Tầng 2 này bạn phải tắt (Disable).
- Bước 2: Sử dụng dây cáp để kết nối cổng LAN của Router tầng 2 đến cổng LAN của Router Tầng 3. Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP của Router tầng 3 là 192.168.1.23 và chế độ DHCP của Router Tầng 3 này bạn phải tắt.
- Bước 3: Sử dụng dây cáp để kết nối cổng LAN của Router Tầng 3 đến cổng LAN của Router Tầng 4. Bạn có thể thiết lập IP của Router Tầng 4 là 192.168.1.24 và chế độ DHCP của Router Tầng 4 này bạn phải tắt.
Lúc này Router Wi-Fi của các bạn sẽ đóng vai trò như một AccessPoint và bạn có thể sử dụng mô hình này để chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong cùng mạng LAN (do nó đều sử dụng chung một lớp mạng đó là 192.168.1.xxx)
Trên đây là toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống mạng Wi-Fi trong một công ty, cơ quan,...hoặc một khách sạn.
- Còn cổng LAN thì sao? Như đã nói ở trên, cổng LAN là cổng chia mạng, khi bạn cấu hình để lấy tín hiệu internet từ Modem vào cổng LAN thì trong phần cấu hình Router bạn phải tắt chế độ DHCP đi, điều này đồng nghĩa với việc Router của bạn sẽ trở thành một AccessPoint sử dụng chung lớp mạng với Modem, chứ nó không thể tạo ra một lớp mạng mới được. Trong trường hợp này nếu như bạn không tắt chế độ DHCP đi thì sẽ dẫn tới hiện tượng trùng địa chỉ IP, xung đột IP hoặc bị Limit,... và dẫn tới mất mạng internet.
Vậy nên cấu hình để sử dụng cổng LAN hay cổng WAN?
Mỗi cổng này lại có những ưu và nhược điểm đó là:
+ Nếu bạn lấy tín hiệu internet từ Modem để cắm vào cổng WAN thì lúc này Router sẽ cấp phát 1 dải địa chỉ IP hoàn toàn mới (do khác lớp mạng với Modem) nên sẽ hiếm gặp tình trạng trùng IP. Thích hợp với các nơi công cộng, khách sạn,...
+ Ngược lại nếu như bạn lấy tín hiệu internet từ Modem để cắm vào cổng LAN thì đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị sẽ sử dụng chung một dải địa chỉ IP (do cùng lớp mạng với Modem). Bạn chỉ có thể Share dữ liệu hay còn gọi là chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN khi và chỉ khi các thiết bị cùng sử dụng chung một lớp mạng, còn khác lớp mạng thì không thể chia sẻ được.
Như vậy, nếu bạn thiết lập hệ thống mạng để sử dụng chung cho nhiều máy tính và các máy tính này có nhu cầu share dữ liệu cho nhau thì hãy cấu hình để cắm vào cổng LAN.
Xây dựng hệ thống mạng cho một công ty có nhiều tầng?
Lấy ví dụ về một cơ quan 4 tầng, bạn có 4 thiết bị mạng đó là 1 modem Wi-Fi (ở tầng 1) và 3 Router Wi-Fi (ở tầng 3). Bạn sẽ lắp thế nào để có một hệ thống mạng hợp lí nhất?
+ Cách 1:
- Bước 1: Sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của modem với cổng WAN của Router ở tầng 2. Bạn có thể thiết lập IP của Router ở tầng 2 là 192.168.2.1 và chế độ DHCP của Router ở tầng 2 này phải được bật.
- Bước 2: Tiếp theo sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của Router ở tầng 2 với cổng WAN của Router ở tầng 3. Bạn có thể thiết lập IP của Router tầng 3 là 192.168.3.1 và chế độ DHCP của Router ở tầng 3 phải được bật.
- Bước 3: Cuối cùng bạn sử dụng cáp để kết nối cổng LAN của Router ở tầng 3 với cổng WAN của Router ở tầng 4. Bạn có thể thiết lập IP của Router ở tầng 4 là 192.168.4.1 và chế độ DHCP của Router tầng 4 phải được bật.
Nếu như có nhiều tầng hơn bạn vẫn có thể hoàn toàn tương tự như các bước trên.
+ Cách 2:
Với cách này bạn phải vào Modem để xem địa chỉ IP hiện tại là gì để xác định lớp mạng. Ví dụ như modem của bạn có địa chỉ IP là 192.168.1.1 thì bạn sẽ cấu hình cho hệ thống như bên dưới.
- Bước khởi động: Kiểm tra xem modem của bạn đã được bật chế độ DHCP chưa, thông thường nó sẽ được kích hoạt sẵn rồi.
- Bước 1: Sử dụng dây cáp mạng để kết nối cổng LAN của Modem Tầng 1 đến cổng LAN của Router tầng 2. Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP của Router Tầng 2 này là 192.168.1.22 và chế độ DHCP của Router Tầng 2 này bạn phải tắt (Disable).
- Bước 2: Sử dụng dây cáp để kết nối cổng LAN của Router tầng 2 đến cổng LAN của Router Tầng 3. Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP của Router tầng 3 là 192.168.1.23 và chế độ DHCP của Router Tầng 3 này bạn phải tắt.
- Bước 3: Sử dụng dây cáp để kết nối cổng LAN của Router Tầng 3 đến cổng LAN của Router Tầng 4. Bạn có thể thiết lập IP của Router Tầng 4 là 192.168.1.24 và chế độ DHCP của Router Tầng 4 này bạn phải tắt.
Lúc này Router Wi-Fi của các bạn sẽ đóng vai trò như một AccessPoint và bạn có thể sử dụng mô hình này để chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong cùng mạng LAN (do nó đều sử dụng chung một lớp mạng đó là 192.168.1.xxx)
Trên đây là toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống mạng Wi-Fi trong một công ty, cơ quan,...hoặc một khách sạn.